Lưu trữ

Posts Tagged ‘Nguyễn Tấn Dũng’

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải dự phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 diễn ra từ ngày 3 đến 5/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành chức năng tiến hành kiểm tra, rà soát lại các dự án khai thác khoáng sản đã cấp phép, hoặc đang khai thác, dự án nào không đảm bảo các yêu cầu đặt ra, gây bức xúc cho người dân, không đúng quy hoạch… phải dừng lại ngay.

1 tt2293 4501 Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải dự phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải dự phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10

Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 diễn ra từ ngày 3 đến 5/11, Chính phủ đã nghe Báo cáo, thảo luận về việc quản lý hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản; dự thảo Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Thảo luận tại phiên họp, khẳng định cơ bản nhất trí với các nội dung trong Báo cáo và 2 dự thảo nêu trên, các thành viên Chính phủ đã đưa ra những đánh giá khá toàn diện về thực trạng cấp phép khai thác khoáng sản thời gian qua.

Theo nhận định của các thành viên Chính phủ, việc cấp phép hoạt động khoáng sản đã góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về khoáng sản. Việc cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản về cơ bản đã được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật.

Bên cạnh những mặt đạt được, các thành viên Chính phủ cũng cho rằng, tình trạng giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản chưa tuân thủ các quy định của pháp luật về khoáng sản còn không ít; còn có việc cấp giấy phép chưa có kết quả thăm dò; hồ sơ giấy phép khai thác khoáng sản chưa đúng quy định…

Nhấn mạnh, khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, trong Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cần khẳng định rõ quan điểm nhất quán là trong khai thác khoáng sản phải tính đến hiệu quả cao nhất, theo đó phải hướng vào chế biến sâu, dứt khoát không xuất khẩu thô. Đi liền với đó là phải tính đến hiệu quả xã hội, tính đến tác động môi trường về trước mắt và lâu dài… cân nhắc, tính toán kỹ xem mỗi dự án khai thác khoáng sản Nhà nước được gì, người dân được gì?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành chức năng tiến hành kiểm tra, rà soát lại các dự án khai thác khoáng sản đã cấp phép, hoặc đang khai thác, dự án nào không đảm bảo các yêu cầu đặt ra, gây bức xúc cho người dân, không đúng quy hoạch… phải dừng lại ngay. Đối với các dự án cấp phép mới phải thực hiện theo quy trình xét duyệt chặt chẽ, phải nằm trong quy hoạch, phải có dự án khả thi… Xem xét việc rà soát lại thuế xuất khẩu tài nguyên cho phù hợp, kiểm soát tốt việc xuất khẩu khoáng sản.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các Bộ, ngành chức năng tiếp tục nghiên cứu ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành các văn bản pháp lý để thực hiện tốt Luật Khoáng sản.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho ý kiến chỉ đạo cụ thể đối với hoạt động khai thác một số khoáng sản như than, sắt, titan, chì, kẽm, mangan, đồng, vàng, đất hiếm… trong đó có chỉ đạo việc không xuất khẩu hoặc ngừng xuất khẩu đối với một số khoáng sản cụ thể…

PV (Theo TTXVN)

(Theo website Hoàng Trung Hải)

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải tiếp Chủ tịch Quốc hội Cộng hoà Venezuela Fernando Soto Rojas

Sáng 31/10, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có buổi tiếp Chủ tịch Quốc hội Cộng hoà Venezuela Fernando Soto Rojas đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam.

Thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam – Venezuela

Thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam – Venezuela

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chuyển lời chào của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Chủ tịch Quốc hội Fernando Soto Rojas, bày tỏ vui mừng trước mối quan hệ ngày càng tốt đẹp trên nhiều mặt chính trị, kinh tế xã hội giữa hai đất nước, hai dân tộc Việt Nam – Venezuela.

Chủ tịch Quốc hội Venezuela Fernando Soto Rojas bày tỏ ấn tượng trong chuyến thăm chính thức đất nước, con người Việt Nam, nhấn mạnh Việt Nam với Chủ tịch Hồ Chí Minh là đất nước mà cá nhân ông rất khâm phục trong các cuộc kháng chiến trước kia cũng như công cuộc xây dựng, kiến thiết ngày nay. Chủ tịch cảm ơn sự tiếp đón thịnh tình của Chính phủ Việt Nam và cho rằng, đây là thời điểm rất thuận lợi để tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước.

Hai bên nhất trí cho rằng cần nỗ lực hơn nữa nhằm phát huy tiềm năng phát triển và hợp tác còn rất lớn, trong đó Ủy ban liên Chính phủ 2 nước có vai trò và trách nhiệm quan trọng trong việc hiện thực hóa, triển khai các dự án hợp tác đầu tư mà lãnh đạo hai bên đã thỏa thuận, ký kết.

Chủ tịch Fernando Soto Rojas và Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đều cam kết với vai trò, nhiệm vụ của mình sẽ tiếp tục thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giữa Việt Nam – Venezuela, đặc biệt là các dự án năng lượng, công nghiệp, nông nghiệp đã và đang triển khai.

Ông Fernando Soto Rojas trở thành Chủ tịch Quốc hội Venezuela từ ngày 5/1/2011.

Nguyên Linh
(Theo Chinhphu)

(Theo website Hoàng Trung Hải)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu cung cấp thông tin chính thống

Ngày 27/10, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký văn bản số 7568/VPCP-TH truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường cung cấp thông tin chính thống cho báo chí.

Một buổi họp báo Chính phủ thường kỳ.

Một buổi họp báo Chính phủ thường kỳ.

Thời gian qua, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã quan tâm thực hiện việc tổ chức họp báo, chủ động tiếp xúc, trả lời phỏng vấn, từng bước đáp ứng tốt hơn yêu cầu được thông tin kịp thời, chính thống của báo chí, góp phần định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Tuy nhiên, vẫn không ít cơ quan thực hiện công tác phát ngôn và phối hợp cung cấp thông tin cho báo chí còn hình thức, chưa thường xuyên; người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước và người được cử làm Người phát ngôn chưa chủ động, thậm chí có trường hợp còn né tránh việc cung cấp thông tin, nhất là các vấn đề được dư luận rộng rãi quan tâm hoặc cần định hướng, dẫn đến tình trạng phải thụ động cung cấp thông tin giải thích, đính chính.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát ngôn và phối hợp cung cấp thông tin cho báo chí, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần thực hiện nghiêm Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Quy chế phối hợp cung cấp thông tin cho báo chí giữa Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1390/QĐ-TTg ngày 29/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng đặc biệt lưu ý các cơ quan nhà nước cử Người phát ngôn có đủ trách nhiệm, phẩm chất, kỹ năng tổng hợp xử lý thông tin;

Hàng tháng tổ chức họp báo để cung cấp thông tin chính thống kịp thời, chính xác, minh bạch (trừ các thông tin mật được pháp luật quy định), tạo điều kiện thuận lợi nhất cho báo chí nắm bắt thông tin chính thống tuyên truyền kịp thời, đưa tin chính xác trên các phương tiện thông tin truyền thông; tăng cường sử dụng hình thức thông cáo báo chí, giao lưu trực tuyến, đối thoại trực tuyến trên Công Thông tin điện tử Chính phủ;

Khi có vấn đề thuộc bộ, ngành, địa phương mình được dư luận quan tâm hoặc cần định hướng, người đứng đầu, cấp phó được ủy quyền hoặc Người phát ngôn chủ động cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí;

Cử cán bộ có trách nhiệm, đủ thẩm quyền cung cấp thông tin đầy đủ tại giao ban báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì khi được Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương tổ chức tổng kết 4 năm thực hiện Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 và Sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 1390/QĐ-TTg ngày 29/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở đó đề xuất sửa đổi, bổ sung những nội dung không còn phù hợp nhằm đưa công tác phát ngôn và phối hợp cung cấp thông tin cho báo chí đạt kết quả cao, bảo đảm quyền được thông tin của tổ chức, công dân, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong xã hội. Kết quả tổng kết, sơ kết các Quyết định nêu trên cùng các kiến nghị phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12/2011.

(TTXVN/Vietnam+)

(Theo website Hoàng Trung Hải)

Phóng viên tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – vất vả và đam mê

Điều mà chúng tôi muốn đề cập đến trong bài báo này là những phóng viên tháp tùng Thủ tướng thăm các nước như chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới đây đến 3 nước châu Âu: Vương quốc Hà Lan, Uzbekistan và Ukraina. Với họ, những chiếc máy quay hay máy ảnh dường như đè nặng trên vai trong suốt chặng hành trình tháp tùng Thủ tướng…

Làm báo thời đất nước đổi mới và hội nhập, thi thoảng tôi lại có chuyến đi tháp tùng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta thăm hữu nghị chính thức một số nước thuộc các châu lục; vừa mới đây là chuyến thăm ba nước châu Âu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại ba quốc gia: Vương quốc Hà Lan, Cộng hòa Uzbekistan và Ukraina.

Tác giả và Đại tá Trần Nam Chương (Bộ Tư lệnh Cảnh vệ - Bộ Công an) cùng tháp tùng Thủ tướng thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraina.

Tác giả và Đại tá Trần Nam Chương (Bộ Tư lệnh Cảnh vệ – Bộ Công an) cùng tháp tùng Thủ tướng thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraina.

Mỗi chuyến đi là mỗi lần tích tụ thêm kiến thức và sự hiểu biết về nền văn hóa, tiềm năng của đất nước và con người nơi đây. Qua những chuyến đi như thế thêm một lần nữa giúp chúng tôi có cơ sở để nhìn trở lại đất nước của mình để rồi sau đó là niềm tự hào, tự tôn dân tộc – một Việt Nam mà ở đầu thế kỷ trước còn chưa có tên trên bản đồ thế giới; vậy mà hôm nay được cả thế giới khâm phục, không chỉ trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do mà cả trong cuộc chiến chống đói nghèo và tụt hậu; một Việt Nam đổi mới, hòa bình, ổn định và thân thiện.

Vẫn cụm từ “chào đồng chí”

Tham gia đoàn phóng viên tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức các nước bạn bè truyền thống hàng ngày ngoài việc phải bám sát các hoạt động của Thủ tướng tại nước sở tại để thông tin cho độc giả trong nước, với tôi, tôi luôn để tâm đến các câu chuyện ngoài lề, các cử chỉ, lời nói, câu chào thể hiện tình cảm từ người đồng cấp với Thủ tướng ta.

Lần này cũng vậy, khi Thủ tướng và phu nhân vừa bước xuống sân bay quốc tế ở Thủ đô Taskent, Cộng hòa Uzbekistan, Thủ tướng chủ nhà Miziyoyev đã ra tận cầu thang máy bay đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tại sân bay cũng như trong phòng khách VIP của sân bay, những câu chuyện thân tình vừa mang tính xã giao, vừa ẩn chứa tình cảm nồng ấm và ở đó 2 từ “đồng chí” trong giao tiếp của 2 người đứng đầu 2 chính phủ lại có dịp được nhắc đến, khiến những người có mặt hôm ấy ai cũng thấy ấm lòng.

Phóng viên tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng .

Phóng viên tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng .

Điều đó xem ra cũng đúng thôi, bởi vừa đúng 20 năm sau khi Liên Xô và khối XHCN ở các nước Đông Âu tan rã, thể chế chính trị tại nước Cộng hòa Uzbekistan cũng như các nước cộng hòa khác thuộc Liên bang Xô viết đã thay đổi; giờ đây việc xưng hô với nhau là đồng chí quả thực gợi lại cho mỗi người chúng ta một tình cảm đầm ấm. Đó là mối tình vừa là đồng chí, vừa là anh em. Ấn tượng ấy khiến tôi nhớ lại cách nay vừa đúng 11 năm, vào mùa thu năm Canh Thìn, tôi cũng được cử đi tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải thăm 3 nước châu âu; trong đó có Liên bang Nga.

Trong những ngày ở trên đất Nga dịp ấy, theo lịch trình, Thủ tướng và phu nhân cùng các thành viên trong đoàn đã đến thăm Học viện Kinh tế Plêkhanốp ở thủ đô Moskva, nơi mà Thủ tướng từng theo học trong những năm đầu của thập kỷ 60, thế kỷ XX.

Buổi sáng hôm đó, sau lễ trao Huân chương Hữu nghị của Nhà nước Việt Nam cho các viện sĩ, giáo sư, giám đốc học viện, cả hội trường lặng đi khi nghe các giáo sư đầu ngành ở đây phát biểu về cảm nghĩ của mình: Về nước Nga và về Việt Nam. Chúng tôi – những phóng viên Việt Nam và các bạn người Nga, ai nấy đều ngạc nhiên khi một giáo sư mở đầu bằng cụm từ: “Chào các đồng chí Việt Nam”.

Ông nói như nấc nghẹn và những cảm xúc ngập tràn bởi tình cảm đằm thắm ông đã dành cho đất nước và con người Việt Nam. Dường như phát hiện thấy mọi người ngạc nhiên khi mình đưa ra cụm từ ấy, ông chủ động giải thích: “Sở dĩ tôi muốn dùng từ “đồng chí” để mong sao những người bạn Việt Nam có mặt ở diễn đàn này thấu hiểu cho nỗi lòng của chúng tôi. Thế giới, nước Nga dù có thay đổi thế nào, song trái tim của chúng tôi vẫn coi Việt Nam là người bạn thân thiết. Chúng ta đã có với nhau hơn nửa thế kỷ chia ngọt sẻ bùi, gian khổ có nhau, vậy thì tại sao lại phải xa nhau”.

Tiếp nối những tình cảm nồng hậu ấy, một giáo sư đầu ngành khác nói: “Những năm qua, từ học viện này đã có hàng nghìn học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh Việt Nam tốt nghiệp, nhiều người giờ đây đã giữ những trọng trách quan trọng ở Việt Nam. Và cũng trong thời gian đó, nhiều giáo sư của Học viện đã sang công tác tại Việt Nam; giảng bài hoặc tham dự nhiều diễn đàn khác. Chúng tôi đã ăn bữa cơm Việt Nam và chia sẻ cùng Việt Nam những lúc khó khăn, hoạn nạn.

Bây giờ khi theo dõi tiến trình đổi mới ở Việt Nam, chúng tôi mới hiểu ra rằng, tại sao lãnh đạo Việt Nam không đi theo con đường cải tổ ở Liên Xô trước đây? Tại sao Việt Nam từ một nước bị bao vây, cấm vận; bị chiến tranh tàn phá nặng nề mà vẫn đứng vững và vươn lên giành vị thế cao trên thương trường quốc tế? Và tại sao từ một nước hàng năm phải đi xin viện trợ lương thực từ Liên Xô trước đây, nay đã trở thành quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới; một quốc gia có tốc độ giảm đói nghèo nhanh nhất?”. Rồi ông khẳng định thay cho lời kết của mình: “Dẫu thời gian có trôi đi, thế giới dù có thay đổi như thế nào, nhưng tôi nghĩ: Hai tiếng “Liên Xô” ngày nào vẫn là một biểu tượng tốt đẹp luôn bên cạnh các đồng chí Việt Nam”.

Đến lượt mình, ông Viện sĩ, Giám đốc Học viện, sau khi nhận Huy chương Hữu nghị của Nhà nước ta, xúc động nói: “Qua những năm đổi mới thành công ở Việt Nam, chúng tôi đã nghiên cứu và học tập. Rồi đây, theo kế hoạch đã đề ra, Học viện sẽ mời các chuyên gia kinh tế Việt Nam, trong đó có cả cá nhân Thủ tướng sang đọc bài giảng và trao đổi kinh nghiệm với Học viện”.
Phóng viên tháp tùng Thủ tướng.

Phóng viên tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng .

Tương tự như vậy, khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại biểu Chính phủ ta đến thăm nước Cộng hòa Belarus, hai từ “đồng chí” ở đây tuy không thể hiện trên bàn Hội đàm hoặc trong các cuộc tiếp xúc tay đôi nhưng bỏ qua những thủ tục, lễ nghi mà Bộ Ngoại giao hai nước đã đệ trình, Tổng thống Lukasencô đã làm một việc khá bất ngờ so với chương trình đã được chuẩn bị sẵn từ nhà là tiếp và hội kiến với Thủ tướng ta trước khi diễn ra cuộc hội đàm chính thức giữa hai Thủ tướng hai nước. Điều thú vị là khi tiếp Thủ tướng nước ta, Tổng thống Lukasencô thổ lộ: “Trên nghi thức ngoại giao, chúng ta gọi nhau là ngài, nhưng thực chất trong lòng chúng tôi vẫn coi Việt Nam là những đồng chí, là người anh em”.

Vất vả và đam mê

Thường thì đoàn phóng viên tháp tùng các đoàn cấp cao thăm chính thức các nước có khoảng trên dưới 20 người. Ngoài các phóng viên chuyên trách thuộc các cơ quan báo chí: Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình quốc gia, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Nhân dân, Hãng phim Thời sự và Tài liệu Trung ương; còn có phóng viên một vài tờ báo khác. Hoàn toàn không như một số người nghĩ, phóng viên đi tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đơn thuần là để giải quyết “khâu oai” mà thực sự đó là những ngày tác nghiệp vất vả và đắm say, trách nhiệm và chuyên nghiệp.

Khác với đoàn doanh nghiệp và một số người trong đoàn tùy tùng, đoàn phóng viên tháp tùng Thủ tướng trước ngày lên đường đã được Vụ Thông tin báo chí (Bộ Ngoại giao) mời đến cung cấp một vài tư liệu về đất nước mà đoàn đến thăm và định hướng về công tác tuyên truyền. Đây chính là cơ sở để các cơ quan báo chí đưa đến bạn đọc những bài viết về đất nước và con người ở các quốc gia mà đoàn sẽ đến thăm.

Với các nước bạn bè truyền thống, việc làm thủ tục để nhập cảnh vào các quốc gia này không có vấn đề gì, nhưng với các nước như Hoa Kỳ thì để có được visa nhập cảnh vào đất nước họ là cả một vấn đề phức tạp và mất công đi lại để các nhân viên tòa Đại sứ Mỹ ở Hà Nội thực hiện các công việc: Từ phỏng vấn đến lấy mẫu vân tay để ken vào hộ chiếu. Người đã có một vài lần nhập cảnh vào Mỹ xem ra còn bớt đi được những thủ tục, còn với những người mới đi lần đầu theo quy định của Sứ quán Mỹ khi đến làm thủ tục xin visa vào Mỹ phải mang theo ít ra là vài loại giấy tờ như giấy đăng ký kết hôn, giấy chủ quyền nhà… Đó là chưa kể đến những đoạn trường kiểm tra, an ninh khi nhập cảnh cũng như những cung đoạn tác nghiệp trên đất nước họ, mặc dù các nhân viên an ninh Mỹ biết chắc đó là các phóng viên tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Mỹ.

Điều mà chúng tôi muốn đề cập đến là trong đoàn phóng viên tháp tùng Thủ tướng thăm các nước như chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới đây đến 3 nước châu Âu: Vương quốc Hà Lan, Uzbekistan và Ukraina thì những người vất vả nhất trong quá trình tác nghiệp ở 3 nước mà đoàn đến thăm, trước hết phải kể đến phóng viên Lê Ngọc Tuấn, phóng viên quay phim của Đài Truyền hình Việt Nam; Hoàng Dũng, phóng viên quay phim Hãng phim thời sự, tài liệu Trung ương. Với họ, chiếc máy quay nặng gần 20kg dường như đè nặng trên vai trong suốt chặng hành trình tháp tùng Thủ tướng.

Tương tự như thế Nguyễn Đức Tám, phóng viên ảnh của Thông tấn xã Việt Nam treo trên cổ là 2 chiếc máy ảnh với bộ ống kính dài cỡ 30cm. Dường như đã nhận rõ trách nhiệm của mình khi máy bay dừng bánh họ đã có mặt sẵn ở cửa phía sau máy bay, cửa mở, cầu thang nối ráp là họ vội vàng chạy xuống để chọn vị trí nhằm thu vào ống kính những hình ảnh đầu tiên về diễn biến của cuộc đón tiếp của phía bạn cùng đại diện cộng đồng người Việt đối với Thủ tướng và phu nhân cùng các thành viên trong đoàn. Họ cũng là người theo sát từng sự kiện, từng hoạt động của Thủ tướng trong suốt thời gian diễn ra chuyến thăm trên đất bạn.

Kết thúc ngày làm việc, các phóng viên thuộc các cơ quan báo chí tranh thủ viết tin, bài gửi về nước để kịp phục vụ độc giả thì 2 phóng viên Nguyễn Đức Tám và Lê Ngọc Tuấn cũng phải chọn và biên tập hình ảnh để phát về nước. Nhiều ngày do công việc gấp gáp, các hoạt động của Thủ tướng và các thành viên trong đoàn ken chặt và chính xác đến từng phút, có khi từ 8h sáng đến tận 10h đêm, các phóng viên tháp tùng Thủ tướng khi về đến khách sạn chỉ kịp ăn bát mì tôm rồi lại lao vào công việc. Thậm chí có ngày hoàn tất các công việc thì đã 2 hoặc 3 giờ sáng. Riêng với phóng viên ảnh Nguyễn Đức Tám có ngày quên cả tô mì tôm vào buổi trưa, anh phải đưa lên xe ôtô vừa ngồi trên xe, vừa ăn.

Còn một người nữa mà hàng ngày chạy đôn, chạy đáo để giúp các phóng viên tháp tùng Thủ tướng tác nghiệp thuận lợi là Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí, Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Chính chị là đầu mối cung cấp các thông tin chính thống giữa Bộ Ngoại giao 2 nước đến với các phóng viên trong đoàn, quan hệ với các cơ quan quản lý truyền thông của nước bạn để cung cấp thêm các thông tin cho phóng viên.

Cũng như các sự kiện chính trị quan trọng diễn ra ở trong nước, những phóng viên tháp tùng các đoàn cấp cao thăm chính thức nước ngoài thường phải có mặt trước 30 phút khi sự kiện diễn ra. Nói vậy, nhưng cũng có lúc bị trục trặc do chiếc xe chở đoàn phóng viên bị kẹt xe giữa đường nên khi tới nơi thì sự kiện đã và đang diễn ra.

Để chữa cháy anh Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và là thành viên trong đoàn đại biểu Chính phủ ta đã phải làm phóng viên bất đắc dĩ để ghi lại những hình ảnh Thủ tướng và các thành viên trong đoàn tham dự lễ đặt vòng hoa tại tượng đài các anh hùng liệt sĩ vô danh tại Thủ đô Kiev (Ukraina).

Vất vả là thế, song những phóng viên tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ai cũng thấy vui và đắm say với công việc của mình

(Theo website Hoàng Trung Hải)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát phòng chống lũ lụt tại một số tỉnh phía Nam

Ngày 12/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn công tác đã đến kiểm tra tình hình phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai tại Long An, Đồng Tháp và An Giang, những tỉnh chịu thiệt hại nặng nề do đợt lũ vừa qua.

Thủ tướng thăm hỏi cán bộ, chiến sĩ đang gia cố bờ bao bảo vệ sản xuất khu vực kênh Ba Ánh, xã An Bình B, thị xã Hồng Ngự

Thủ tướng thăm hỏi cán bộ, chiến sĩ đang gia cố bờ bao bảo vệ sản xuất khu vực kênh Ba Ánh, xã An Bình B, thị xã Hồng Ngự

Chiều 12/10, tại thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt của 3 tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Long An nhằm đưa các giải pháp khắc phục hậu quả của lũ lụt.

Thủ tướng cho rằng, so với trận lũ lịch sử năm 2000 ở đồng bằng sông Cửu Long, năm nay chúng ta cơ bản đạt được yêu cầu theo mục tiêu đề ra, nhất là đã hạn chế được số người chết và mất tích; nhà ở bị ngập lụt ở mức thấp hơn nhiều, đi liền với đó, diện tích lúa bị mất trắng cũng thấp hơn năm 2000; cụm tuyến dân cư vượt lũ được xây dựng ngày càng phát huy tác dụng.

Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực của các tỉnh vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên đã tích cực đối phó với lũ lụt, xây dựng cuộc sống an toàn, bền vững cho cư dân trong những năm qua theo phương châm “Sống chung với lũ”.

Nhận định tình hình lũ lụt ở các tỉnh trong vùng vẫn còn diễn biến phức tạp, đỉnh lũ vẫn ở mức cao…, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặc biệt lưu ý các địa phương trong vùng hết sức quan tâm tới việc đảm bảo tính mạng của nhân dân, nhất là trẻ em, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nhắc nhở các gia đình làm tốt công tác giữ trẻ, duy trì và mở rộng các điểm giữ trẻ ở khu dân cư nhằm hạn chế tốt đa thiệt hại về người. Cùng với đó, cần hết sức chú ý công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, công tác dạy và học, không để mưa lũ làm ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục-đào tạo.

Trong sản xuất, phải bảo vệ tối đa các diện tích lúa chưa bị ngập bằng cách tiếp tục gia cố hệ thống đê bao bảo vệ ruộng đồng, chống sạt lở tuyến đê xung yếu; chuẩn bị tốt nguồn vốn, giống cây trồng, vật nuôi để tái sản xuất sau mưa lũ.

Các cấp, các ngành quan tâm hỗ trợ, chăm lo đời tốt cho sống người dân trong vùng nhất là những gia đình có nhà bị ngập, những hộ nghèo, người neo đơn…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kiểm tra khu vực sạt lở một đoạn đê sông Tiền tại xã Long Thuận, thị xã Hồng Ngự

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kiểm tra khu vực sạt lở một đoạn đê sông Tiền tại xã Long Thuận, thị xã Hồng Ngự

Thủ tướng yêu cầu các địa phương tiếp tục thực hiện tốt công tác quy hoạch, xây dựng cụm tuyến dân cư vượt lũ; quy hoạch lại sản xuất, xác định rõ vùng nào có thể sản xuất được 3 vụ, vùng nào thuận lợi cho nuôi trồng thủy hải sản. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục nghiên cứu hệ thống cấp thoát nước cho vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp phát triển hiệu quả, bền vững.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng tình với kiến nghị của các địa phương về việc Trung ương hỗ trợ kinh phí gia cố, làm bờ đập, đê trọng yếu; kinh phí hỗ trợ về giống, nguồn vốn đối với những diện tích gieo trồng lúa bị mất trắng; hỗ trợ cho các hộ nghèo có nhà bị ngập… Thủ tướng đề nghị các địa phương làm việc cụ thể với các bộ, ngành chức năng để có hướng xem xét và giải quyết.

Trước đó, sáng 12/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đi kiểm tra chung tình hình lũ lụt tại một số huyện của 3 tỉnh thuộc vùng lũ đầu nguồn là Long An, Đồng Tháp và An Giang.

Thủ tướng và đoàn công tác đã thị sát các cụm tuyến dân cư vượt lũ, các xã bị ngập sâu trong lũ ở thị xã Châu Đốc và thị xã Tân Châu (An Giang) và thị xã Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp).

Tại thị xã Tân Châu, Thủ tướng đã động viên các chiến sỹ lực lượng vũ trang, dân phòng và nhân dân xã Tân An đang gia cố bờ đập bị sạt lở của kênh Bẩy Xã; thăm Trạm Y tế và Trường Tiểu học xã Phú Lộc.

Tại thị xã Hồng Ngự, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới kiểm tra khu vực sạt lở một đoạn đê sông Tiền tại xã Long Thuận; kiểm tra cụm tuyến dân cư vượt lũ và tới thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ đang tiến hành gia cố bờ bao bảo vệ sản xuất lúa của kênh Ba Ánh tại xã An Bình B.

PV
(Theo Chinhphu)

(Theo website Hoàng Trung Hải)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đón Thủ tướng Đức Angela Merkel

Ngay sau khi đến Hà Nội, sáng nay Thủ tướng Angela Merkel đã hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với mục đích tăng cường hợp tác song phương. Bà Merkel từng nhiều năm được bình chọn là “Phụ nữ quyền lực nhất thế giới”.

Lễ đón Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Hà Nội sáng nay

Lễ đón Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Hà Nội sáng nay

Tháp tùng Thủ tướng Merkel là phái đoàn hùng hậu gồm 27 quan chức cấp cao của chính phủ Đức, 15 đại diện từ các doanh nghiệp hàng đầu của cường quốc kinh tế số một châu Âu, 21 phóng viên báo đài cùng 5 đại biểu quốc hội thuộc 5 đảng khác nhau trên chính trường Đức.
Sau lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch sáng nay, Thủ tướng Merkel sẽ hội kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và cùng ký kết các văn kiện. Trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bà Merkel sẽ cùng nhà lãnh đạo Việt Nam bàn về các vấn đề hợp tác chính, gồm: chính trị và chiến lược; thương mại và đầu tư; pháp luật và tư pháp; phát triển và bảo vệ môi trường; giáo dục và đào tạo; khoa học công nghệ, văn hóa và du lịch.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đón Thủ tướng Đức Angela Merkel

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đón Thủ tướng Đức Angela Merkel

Sau đó bà Merkel hội kiến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Thủ tướng Đức sẽ thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám và nhà máy dược B.Braun, trước khi tới thăm đại sứ quán Đức tại Hà Nội. Bà Merkel cũng dành thời gian để gặp gỡ những người Việt Nam từng học tập và làm việc tại nước Đức, đại sứ quán tại Hà Nội cho biết.
Sáng 12/10, thủ tướng Đức bay vào thành phố Hồ Chí Minh để dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt – Đức. Chiều cùng ngày, bà Merkel rời Việt Nam để tới Mông Cổ.
Đức là đối tác thương mại trong EU lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng khoảng 15% mỗi năm, đạt trên 4,1 tỷ USD trong năm 2010, tức là bằng tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và nhiều nước châu Âu khác cộng lại. Theo số liệu của Đức có tính cả sự trung chuyển qua nước thứ ba, kim ngạch song phương thậm chí lên tới 6 tỷ USD. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, Đức cam kết 400 triệu USD tài trợ phát triển cho Việt Nam.
Cộng đồng người Việt Nam lao động và học tập tại Đức hiện có gần 100.000 người, theo số liệu của Văn phòng thống kê Liên bang Đức, và được nước sở tại đánh giá là một cộng đồng tích cực, có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của nước Đức. Ngoài ra, có một số lượng gần tương đương những người Việt Nam từng học tập hoặc làm việc ở Đức nay đã về nước. Đức hiện là nước tích cực nhất trong việc giúp Việt Nam đào tạo tiến sĩ, với khoảng 100 học bổng đào tạo mỗi năm. Những cộng đồng này chính là cầu nối quan trọng làm nên mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước trong suốt 36 năm qua, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1975.

Phan Lê (Theo Vnexpress)
(Theo website Hoàng Trung Hải)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Vương quốc Hà Lan

Chiều 26/9, tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Vương quốc Hà Lan Hans Hillen đang thăm làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn Bộ Quốc phòng hai nước tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong lĩnh vực kỹ thuật quốc phòng; trang bị cho hải quân; trao đổi kinh nghiệm huấn luyện quân sự, nâng cao năng lực phòng thủ quốc gia…

    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp ngài Hans Hillen, Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Hà Lan.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp ngài Hans Hillen, Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Hà Lan.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng chuyến thăm làm việc lần này của Bộ trưởng sẽ là một đóng góp tích cực trong thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Hà Lan.

Bên cạnh hợp tác quốc phòng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn hai bên tiếp tục tăng cường và mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là hợp tác về kinh tế, đầu tư, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên nước…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao kết quả hội đàm giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Hans Hillen, trong đó hai bên đã ký bản ghi nhớ về hợp tác song phương trong lĩnh vực quốc phòng và thỏa thuận về hợp tác vật tư quốc phòng Việt Nam-Hà Lan.

Bộ trưởng Hans Hillen bày tỏ sự đồng tình với những đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng Việt Nam-Hà Lan; khẳng định sẽ hợp tác chặt chẽ với Bộ Quốc phòng Việt Nam triển các thỏa thuận hợp tác mà hai bên đã thống nhất, trong đó sẽ hết sức lưu ý tới việc đẩy mạnh hợp tác về công nghiệp quốc phòng, chia sẻ kinh nghiệm trong huấn luyện quân sự; trong ứng phó, cứu hộ, cứu nạn khi thiên tai, hỏa hoạn…

Là hai nước đều chịu hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu, Bộ trưởng Hans Hillen đề nghị Việt Nam và Hà Lan cần hợp tác tích cực hơn nữa trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Thiện Thuật (Theo Vietnam+)

(Theo website Hoàng Trung Hải)

Ông Hoàng Trung Hải tham dự phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 nam 2011

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh như vậy khi đánh giá về tình hình kinh tế-xã hội 9 tháng năm 2011 tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 diễn ra trong trong 2 ngày 25 và 26/9.

Báo cáo tình hình KT-XH

Các thành viên Chính phủ đề xuất cần tiếp tục có các giải pháp mạnh mẽ hơn để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, thận trọng

Các thành viên Chính phủ đề xuất cần tiếp tục có các giải pháp mạnh mẽ hơn để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, thận trọng

Tại phiên họp, Chính phủ đã nghe báo cáo, thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2011, tình hình thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ.

Đánh giá đúng thực trạng

Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2011, Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ đánh giá đúng thực trạng, khẳng định những kết quả đạt được, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế yếu kém cần khắc phục.

Theo Thủ tướng, những kết quả tích cực bước đầu đạt được, trước hết là lạm phát giảm dần. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2011 tăng 0,82% so với tháng trước, là mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm và là lần thứ 2 liên tiếp mức tăng chỉ số giá dưới 1%. Thu, chi ngân sách đạt kết quả tốt, nhiều khả năng chúng ta sẽ giảm được bội chi dưới chỉ tiêu đề ra (5,3%) trong năm 2011.

Tổng kim ngạch xuất khẩu tính chung 9 tháng năm 2011 đạt trên 70 tỷ USD, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm trước. Nhập siêu 9 tháng năm 2011 bằng xấp xỉ 9,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước và so với kế hoạch đề ra. Tỷ lệ nhập siêu 9 tháng năm 2011 thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu phấn đấu theo Nghị quyết 11 (không quá 16%).

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 9/2011 ước tăng 2,1/% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm 2010. Tính chung 9 tháng năm 2011, IIP tăng khoảng 7,8% so với cùng kỳ năm 2010.

Trong 9 tháng đầu năm 2011, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo giá cố định ước tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2010.

Cán cân thanh toán tổng thể trong 9 tháng năm 2011 và dự báo cả năm là thặng dư; dự trữ ngoại tệ tăng lên; lãi suất còn cao nhưng đã kiểm soát được và có xu hướng giảm; tổng cầu giảm trong đó chủ yếu là giảm đầu tư công.

Bên cạnh đó, nợ quốc gia vẫn trong phạm vi an toàn; chúng ta tiếp tục duy trì được sản xuất, quý sau cao hơn quý trước; nếu trong quý IV duy trì được tăng trưởng bằng quý III, chúng ta sẽ giữ được mức độ tăng trưởng 6% trong năm 2011; nông nghiệp được duy trì và phát triển; khu vực hàng hóa, dịch vụ, du lịch tăng mạnh.

Công tác an sinh xã hội vẫn được đảm bảo, các huyện nghèo tiếp tục được đầu tư, tỷ lệ hộ nghèo giảm; nhà ở cho sinh viên, người thu nhập thấp được quan tâm chỉ đạo đầu tư xây dựng.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng đây chỉ là những kết quả tích cực bước đầu do kinh tế vĩ mô vẫn còn chưa vững chắc, bấp bênh, phía trước dự báo “những khó khăn, thách thức rất lớn” do kinh tế thế giới suy giảm sẽ ảnh hưởng tới đầu tư nước ngoài, ODA, khách du lịch… đến Việt Nam.

Lạm pháp còn cao; nợ xấu tăng lên ở các ngân hàng cổ phần; sức ép về tỷ giá vào cuối năm; nhập siêu lớn; dự trữ ngoại tệ có tăng thêm nhưng chưa đạt yêu cầu; doanh nghiệp còn gặp khó khăn, hàng tồn kho lớn; đời sống của người thu nhập thấp, trong đó nổi cộm là đời sống người lao động ở các khu công nghiệp làm ngành nghề dệt may, da giầy; đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa; thiên tai, dịch bệnh xảy ra…

Các Bộ, ngành, địa phương cần hết sức quan tâm, tập trung chỉ đạo tháo gỡ, giải quyết những khó khăn này trong những tháng cuối năm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Trong 3 tháng cuối năm 2011, ưu tiên hàng đầu vẫn là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất để duy trì tăng trưởng hợp lý; chú ý bảo đảm an sinh xã hội.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Trong 3 tháng cuối năm 2011, ưu tiên hàng đầu vẫn là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất để duy trì tăng trưởng hợp lý; chú ý bảo đảm an sinh xã hội.

Tiếp tục kiên trì Nghị quyết 11

Về nhiệm vụ trọng tâm trong 3 tháng cuối năm 2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, ưu tiên hàng đầu vẫn là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất để duy trì tăng trưởng hợp lý; chú ý bảo đảm an sinh xã hội.

Theo đó, nhiệm vụ trước tiên vẫn là thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, không nới lỏng tiền tệ. Các ngân hàng thương mại giảm lãi suất xuống theo chiều hướng giảm dần của chỉ số giá tiêu dùng. Kiểm soát tỷ giá hiệu quả để không gây biến động lớn.

Về cung tiền, tăng dư nợ tín dụng ở mức khoảng 15 – 17%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 12%. Quan tâm tới thanh khoản ngân hàng, giám sát chặt chẽ các hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, nhất là về nợ xấu; kiểm soát tốt cho vay nợ bất động sản. Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an kiểm soát chặt chẽ hơn nữa thị trường “chợ đen” về ngoại hối, thị trường vàng…

Về thu chi ngân sách và đầu tư, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu kiên quyết không ứng trước vốn ngân sách năm 2012, cùng với đó là thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết 11 về cắt giảm đầu tư công.

Quyết liệt thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, trước hết là sản xuất nông nghiệp; trong công nghiệp tiến hành rà soát, thúc đẩy các dự án, nhất là việc dồn vốn cho các dự án sắp hoàn thành, các dự án thực sự cấp bách.

Cùng với đó là đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các mặt hàng được coi là thế mạnh của Việt Nam, giảm nhập siêu. Việc giảm nhập siêu cần thực hiện hiệu quả các giải pháp tăng cường xuất khẩu, bằng các hàng rào kỹ thuật, chống gian lận thương mại, thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác phòng chống thiên tai, lũ lụt trong mùa mưa bão; tăng cường công tác quản lý đê điều, hồ đập thủy điện; bảo vệ vững chắc an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; tiếp tục làm tốt công tác an sinh xã hội trong đó lưu ý tới vấn đề về lao động việc làm, y tế, giáo dục; công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông… Ngay đầu phiên họp ngày 26/9, Thủ tướng đã chỉ đạo một số giải pháp cụ thể ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 4, yêu cầu gọi tàu thuyền vào nơi trú bão, sẵn sàng sơ tán dân khỏi những nơi có nguy cơ mất an toàn…

Sắp xếp, tái cơ cấu từng doanh nghiệp nhà nước

Qua nghe báo cáo của Bộ Tài chính về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2006-2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành chức năng đưa ra phương án sắp xếp, tái cơ cấu từng doanh nghiệp nhà nước; thiết kế cơ chế quản lý xác định rõ chủ sở hữu với trách nhiệm rõ ràng trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động và công tác cán bộ của doanh nghiệp nhà nước.

Thủ tướng yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty lớn của nhà nước thoái vốn đã đầu tư ngoài ngành, dứt khoát không tham gia hoạt động ngân hàng, công ty tài chính, công ty kinh doanh chứng khoán.

Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh bằng những biện pháp mạnh mẽ hơn

Trong thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội, các thành viên Chính phủ đề xuất cần tiếp tục có những giải pháp hiệu quả để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó có các giải pháp mạnh mẽ hơn để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, thận trọng…

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, các Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Vũ Văn Ninh, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đề nghị các địa phương cần hết sức quan tâm tới công tác phòng, chống lụt bão; công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi; hỗ trợ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền đề xuất cần quan tâm hơn nữa công tác đảm bảo an sinh xã hội, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa; dự trữ đủ cơ số thuốc chữa bệnh, cây, con giống để cung ứng kịp thời cho các vùng không may bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh.

Nhiều thành viên Chính phủ cho rằng, Chính phủ cần chỉ đạo sơ kết, tổng kết về mô hình doanh nghiệp nhà nước. Khẳng định việc cổ phần hóa, tái cấu trúc, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương đúng đắn, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề xuất cần sớm xây dựng đề án tổng thể cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, có lộ trình rõ ràng thực hiện cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ cần có những biện pháp kiên quyết trong việc xử lý, giải quyết dứt điểm các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài.

Nhận định hiện nay hoạt động đầu tư công còn dàn trải, chưa có trọng tâm, trọng điểm nhất là đầu tư vào cơ sở hạ tầng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đề nghị cần thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác kiểm soát đầu tư công, tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó tập trung vào những công trình có ý nghĩa phúc lợi xã hội lớn, quản lý chặt chẽ thị trường bất động sản.

Các Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Văn Ninh, Hoàng Trung Hải; Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đã phân tích các nguyên nhân dẫn đến lạm phát tăng cao, trong đó có nguyên nhân từ bên ngoài, nguyên nhân từ nội tại nền kinh tế, nguyên nhân do điều hành… và cho rằng, việc kiềm chế lạm phát phải được thực hiện bằng các giải pháp đồng bộ cả về trước mắt cũng như về lâu dài; đề nghị Chính phủ không nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa; thực hiện hiệu quả các giải pháp cắt giảm đầu tư công; thúc đẩy xuất khẩu, giảm nhập siêu; cần quyết liệt hơn nữa trong chống đầu cơ, tăng giá; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, minh bạch, công khai chính sách nhằm chống lạm phát tâm lý, lạm phát kỳ vọng…

Các cơ quan chức năng cần chỉ đạo quyết liệt hơn công tác cải cách hành chính, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tránh những thương vong đáng tiếc xảy ra do tai nạn giao thông; làm tốt công tác phân phối, lưu thông hàng hóa, nhất là lương thực, thực phẩm và các hàng hóa thiết yếu vào dịp cuối năm; chống tình trạng đầu cơ, tăng giá bất hợp lý, bất hợp pháp…

Nguyễn Hoàng – Nhật Bắc
(Theo Chinhphu)

(Theo website Hoàng Trung Hải)

Bô xít Lâm Đồng sẽ xuất xưởng chậm hơn dự kiến

Văn phòng Chính phủ đã có công văn (số 5965, ngày 29/8/2011) thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về việc cấp phép khai thác, chế biến quặng bôxít mỏ Táp Ná, tỉnh Cao Bằng.

Dự án bô xít Tây Nguyên

Dự án bô xít Tây Nguyên

Cụ thể: xét đề nghị của Bộ Tài nguyên và môi trường, ý kiến của Bộ Công thương, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Công thương tổ chức thẩm định dự án đầu tư chế biến quặng bôxít mỏ Táp Ná tại xã Thanh Long, huyện Thông Nông và xã Triệu Nguyên, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng do công ty TNHH đầu tư khoáng sản Cao Giang làm chủ đầu tư, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi xem xét việc cấp giấy phép khai thác.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu tạm dừng việc cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản trên phạm vi cả nước cho đến khi có chỉ đạo mới. Chỉ đạo này có hiệu lực từ ngày 30/8/2011.

(Theo SGTT)

 

(Theo website Hoàng Trung Hải)

Việt – Trung kiên trì giải quyết hòa bình tranh chấp trên biển

Nhân dịp Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc họp phiên thứ 5 tại Hà Nội, hai bên đã ra bản tin báo chí chung. Bản tin nêu rõ:

Ngày 6-9-2011, tại Hà Nội, Việt Nam đã diễn ra Phiên họp lần thứ 5 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc. Chủ tịch Ủy ban phía Việt Nam, Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân và Chủ tịch Ủy ban phía Trung Quốc, Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc cùng chủ trì phiên họp. Trong không khí chân thành, thẳng thắn, hữu nghị, hai bên đã trao đổi ý kiến sâu sắc và đạt được nhận thức chung rộng rãi về việc phát triển toàn diện hơn nữa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc tại cuộc họp.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc tại cuộc họp.

Trong thời gian diễn ra phiên họp, Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã lần lượt tiếp và nói chuyện thân mật với Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc. Đồng chí Đới Bỉnh Quốc đã chuyển tới Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thông điệp miệng của Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào về phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước.

Nhân dịp Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc được thành lập tròn 5 năm, hai bên đã đánh giá tích cực sự vận hành tốt đẹp của ủy ban trong 5 năm qua, cho rằng Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt – Trung đã phát huy vai trò quan trọng trong việc điều phối và thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả hơn, phù hợp với lợi ích căn bản và nguyện vọng chung của nhân dân hai nước. Hai bên cho rằng, trong bối cảnh tình hình quốc tế phức tạp và thay đổi sâu sắc như hiện nay, quan hệ Việt – Trung phát triển lành mạnh, ổn định đáp ứng lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.

Hai bên nhấn mạnh sẽ duy trì các cuộc tiếp xúc cấp cao, phát huy đầy đủ vai trò của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Trung Quốc-Việt Nam, quy hoạch tổng thể hợp tác trên các lĩnh vực, đi sâu chia sẻ kinh nghiệm về điều hành đất nước, tiếp tục tổ chức tốt Hội thảo lý luận giữa hai Đảng, thúc đẩy cơ chế hợp tác giữa các ngành vận hành có hiệu quả, làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác thiết thực trên các lĩnh vực: Kinh tế thương mại, quân sự, thực thi pháp luật, an ninh, khoa học, giáo dục, y tế…, mở rộng giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước, bảo đảm quan hệ Việt – Trung luôn luôn phát triển theo hướng tích cực, lành mạnh, ổn định.

Hai bên cho rằng, giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển hết sức quan trọng trong việc duy trì đại cục quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc, khẳng định sẽ căn cứ theo những nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, luật pháp quốc tế và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), kiên trì thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị, giải quyết hòa bình tranh chấp trên biển, áp dụng những biện pháp hữu hiệu nhằm duy trì và bảo vệ hòa bình và ổn định tại Biển Đông. Hai bên sẽ đẩy nhanh tiến độ đàm phán, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên có thể chấp nhận được. Hai bên nhất trí tăng cường việc đàm phán vấn đề trên biển, sớm ký kết “Thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam – Trung Quốc”. Hai bên sẽ thúc đẩy việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) và các công việc tiếp theo, cố gắng sớm đạt tiến triển thực chất.

PV
(Theo QDND)

(Theo website Hoàng Trung Hải)